Podcast chỉ có phần nghe nên âm thanh là vô cùng quan trọng, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng âm thanh,
ghi âm tốt thì âm nhạc cũng có thể góp phần dẫn dắt cảm xúc người nghe.
Thông thường một podcaster sẽ cân nhắc tới nhạc cho phần intro, outro rồi đến cả musicbed (nhạc nền) và sound effects (hiệu ứng âm thanh) để thông điệp trong podcast được truyền tải không chỉ rõ hơn mà còn thêm phần sống động với người nghe.
Nếu bạn phát radio trong nước hay trong khuôn khổ khu phố hoặc trường học thì đã đành, mức độ phủ sóng của một tập podcast lại thuộc phạm vi toàn cầu khi nó được đăng tới các ứng dụng như Apple Podcast và Spotify, vì thế khi chọn nhạc cho podcast, chúng ta phải cân nhắc tới bản quyền nhạc. Và hơn cả bản quyền nhạc, podcaster cũng phải cân nhắc trong các thư viện nhạc không có bản quyền ví dụ như “Royalty-free music” thì đâu là bài nhạc được cho phép sử dụng trong podcast.
Có một sự khác biệt giữa nhạc dùng trong video và podcast, phần vì ở video luôn có phần credit có nêu tên tác giả, phần vì video là một dạng truyền thông lâu đời và bền bỉ hơn so với podcast nên các thư viện nhạc đa phần đã có các license (giấy phép) cho loại này. Lí do nữa là vì các tập podcast được đăng trên các ứng dụng chưa có sự quản lý chặt chẽ và số lượng podcast nào có thương mại hoặc không cũng khá lẫn lộn, nên với các nhà sản xuất âm nhạc, lựa chọn tốt nhất cho họ là tạo bản quyền nhạc cho video và podcast riêng.
Chính vì những phức tạp không ngờ đó, bài viết này mình sẽ nói về dùng nhạc cho podcast sao cho chuẩn kèm trả lời câu hỏi ‘kho nhạc YouTube có được dùng cho podcast không?’ và phần 2 là những nguồn để tìm nhạc cho podcast.
PHẦN I: NHẠC NÀO ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO PODCAST
Khái niệm “Podsafe Music”
Một keyword khi tìm nhạc cho podcast bạn nên biết đó là “Podsafe Music”. Theo Wikipedia thì Podsafe là một thuật ngữ được tạo ra trong cộng đồng podcasting để chỉ bất kỳ tác phẩm nào, thông qua việc cấp phép của nó, đặc biệt cho phép sử dụng tác phẩm đó trong podcasting, bất kể những hạn chế mà tác phẩm tương tự có thể có ở các lĩnh vực khác. Ví dụ, một bài nhạc có thể được phép sử dụng trong podcast nhưng trong các hình thức khác như radio, truyền hình, thậm chí cả để dùng cho cá nhân thôi cũng phải mua bản quyền.Vậy nhạc gì thì được coi là Podsafe?
Royalty Free music
Dù có chữ “Free” nhưng không có nghĩa là miễn phí. Bạn sẽ vẫn phải trả tiền bản quyền để dùng loại nhạc này, bạn có thể dùng bản nhạc đã mua theo cách bạn muốn, nghĩa là có thể sửa nhạc cho phù hợp và với thời gian trong giấy phép thỏa thuận.
Phần lớn các nhạc sỹ/nhà sản xuất sẽ cho bạn lifetime license nghĩa là bản quyền trọn đời, trong khi một số trang cần trả subscription (phí đăng ký, thường tính theo tháng) thì họ sẽ cho bạn sử dụng nhạc trong thời gian bạn trả tiền dịch vụ cho họ. Điều này không có nghĩa bạn phải bỏ hết nhạc ở tập cũ đi, mà là bạn không được thêm nhạc vào các tập mới tính từ thời điểm hủy đăng ký.
Creative Commons Music
Có nhiều loại giấy phép Creative Commons. Hầu hết cho phép bạn sử dụng một bản nhạc miễn phí mà không cần xin phép, miễn là bạn credit lại tác giả. Khác với những loại giấy phép khác thì một số giấy phép Creative Commons cho phép sử dụng với các nội dung có tính thương mại. Tuy nhiên, bạn nên đọc kỹ giấy phép để chắc chắn.
Public Domain Music
Đây là loại nhạc xưa xửa xừa xưa mà không có ai giữ quyền sử dụng nó nữa. Nó còn có tên gọi khác là “Out of Copyright”, cái tên này thể hiện rõ tính chất loại nhạc này. Đa phần là nhạc cổ điển. Nhưng không hẳn là bạn muốn dùng nó thế nào cũng được, vẫn có những hạn chế và luật lệ. Ví dụ:
Theo gợi ý sử dụng của YouTube thì chỉ nói tới việc dùng nhạc từ Thư viện nhạc của họ cho video được phát trên YouTube. Trong tất cả phần Điều khoản sử dụng của YouTube không có phần nào đề cập tới việc dùng nội dung của YouTube trên các nền tảng media khác. Điều này đồng nghĩa với việc họ chỉ có thể đảm bảo cho bạn sử dụng Thư viện Nhạc của họ với các nội dung bạn đăng trên YouTube mà thôi. Không có nghĩa là bạn không thể lấy nhạc từ YouTube cho podcast, nhưng nếu có vấn đề gì xảy ra thì bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Nếu tác giả của bài nhạc bạn dùng chỉ muốn sản phẩm của họ được YouTube users sử dụng chứ không phải ở các nền tảng media khác như podcast, họ hoàn toàn có quyền kiện bạn, đồng nghĩa với việc họ sẽ liên hệ với các trang bạn đang đăng podcast như Spotify và Apple Podcast để yêu cầu bạn gỡ bỏ những nội dung có vi phạm bản quyền.
Ngay cả khi bạn đăng Video podcast trên YouTube chứ không ở các nơi khác và dùng nhạc trên Library của YouTube thì cũng có 1 nguy cơ một ngày bản nhạc đó được tác giả đăng ký bản quyền và bỏ khỏi Thư viện nhạc miễn phí. Bạn không biết tin này để đổi nhạc hoặc gỡ video đó trước khi tác giả report thì bạn cũng có thể gặp rắc rối.
Nhưng nếu bạn vẫn muốn dùng một bài nhạc có trong Music Library của YouTube cho Podcast thì sao?
Nếu bạn trót mất công tìm và nghe nhạc trên Thư viện nhạc miễn phí của YouTube và chọn được một bản nhạc rất ưng thì phải làm sao? đồng thời cũng muốn tránh trường hợp nghệ sỹ bỗng một ngày không cho bài đó dùng miễn phí trên YouTube như trường hợp kể ngay ở trên thì làm thế nào?
Cách đơn giản nhất là liên hệ trực tiếp tới nhạc sỹ.
Trong các video của bài nhạc đều có nêu tên bài hát và nghệ danh của tác giả, nhiều video có cả các thông tin, đường link của nhà sản xuất trong phần Mô tả nữa, bạn hãy lần theo dấu đó mà liên hệ với họ.
Có nhiều người có website riêng và để thông tin đầy đủ cách sử dụng nhạc của họ.
Tips: Nếu nghệ sỹ chưa có Website hoặc nhiều album trên các trang nghe nhạc thì bạn đừng vội lo, đó có thể là dấu hiệu tốt cho bạn khi mà nghệ sỹ họ chỉ mới bắt đầu thương mại nhạc của mình. Thực ra các nghệ sỹ đều vui khi nhạc của họ được lan tỏa nên mình dám chắc bạn sẽ được trả lời thôi.
PHẦN II: TÌM NHẠC CHO PODCAST Ở ĐÂU?
Phần này sẽ tổng hợp một số nguồn nhạc bạn có thể tìm làm intros, outros và background music cho podcast. Danh sách này sẽ được cập nhật khi mình tìm thêm nguồn mới.
Liên hệ trực tiếp với các nhạc sỹ
Với mình thì đây là phương án đầu tiên. Bởi vì sau khi tìm hiểu rất nhiều mà chưa tìm ra nhạc phù hợp, mình đành leo đi tìm nhạc trên các trang nhạc trực tuyến rồi liên hệ trực tiếp với nhạc sỹ. Nếu như không may mắn có người quen làm nhạc thì bạn cũng có thể tìm nhạc trên Soundcloud, Spotify hoặc YouTube. Ngoài ra, bạn có thể tìm người làm nhạc trên các Facebook groups, trường nhạc, hoặc nếu bạn thích gu nhạc của một podcast khác, bạn cũng có thể liên hệ với người cung cấp nhạc của kênh đó.Quan trọng là khi có nhạc rồi, bạn nên có phép viết rõ bằng văn bản hay email và hóa đơn (nếu có) để đảm bảo an toàn về sau nhé!
Có 3 loại dịch vụ cung cấp nhạc phổ biến